Bị táo bón nên ăn gì cho hết?
– Bổ sung nhiều rau, củ quả để tăng cường chất xơ do chất xơ trong thực phẩm làm khối lượng phân tăng lên đáng kể sẽ kích thích vận động đường ruột, lại có thể bảo lưu thủy phần, tránh phân quá khô.
Ăn một số loại thức ăn có tác dụng nhuận tràng như mật ong, vừng, hạch đào, nho khô, khoai lang, khoai tây, đu đủ để thúc đẩy nhu động ruột. Một số loại rau củ khác như củ cải, cải thảo, bầu, và giá đỗ cũng giúp trị táo bón. Ngoài ra quả mơ, quả chuối có tác dụng trị táo bón. Nên ăn ngày 1 quả chuối tiêu chín.
– Nên uống đủ nước uống 2 lít/ngày, giúp cho làm mềm phân.
– Khi đun nấu món ăn, có thể cho tăng một chút dầu ăn, như dầu đậu, dầu hạt cải, dầu vừng, dầu lạc…
– Uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Điều này giúp cho cơ thể sẽ dễ dàng bài tiết ra những chất cặn bã để tiết ra bên ngoài vào sáng hôm sau. Trong trường hợp bị táo bón nặng, hãy hoà thêm 2 thìa cà phê thầu dầu vào trong cốc sữa.
– Mỗi ngày vào buổi sáng sớm khi tỉnh dậy, uống một cốc nước ấm lúc bụng đói.
– Kiêng các thức ăn loại kích thích như rượu mạnh, trà đặc, cà phê, hẹ, tỏi, ớt, ít ăn các thức ăn tanh mặn vị đậm. Nên hạn chế và tránh ăn những đồ ăn khô như đậu tương, lạc…
Chế độ sinh hoạt
– Hoạt động đi đại tiện cần sự phối hợp của nhiều nhóm cơ ở vùng bụng. Do đó, năng vận động thân thể (đi bộ 30 phút/ngày) giúp tăng nhu động ruột và gia tăng trương lực cơ, giúp cải thiện hoạt động ở ruột già.
– Tập đại tiện đúng giờ cố định trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng.
– Không nên nhịn đại tiện.
Với các trường hợp táo bón lâu ngày cần sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ nhằm cải thiện thanh tình trạng này.
Ba mẹ có thể sử dụng Momby Fib giúp bổ xung chất xơ dạng chiết xuất, hỗ trợ nhuận tràng, điều trị tình trạng táo bón.
- Hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Hỗ trợ tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng
- Kích thích tiêu hóa
- Hỗ trợ cải thiện táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
- Kích thích ăn ngon, hấp thụ thức ăn tốt.
Nên uống thường xuyên để dự phòng tránh táo bón.